Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2017

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 13



Vô tình trên mạng Facebook thấy Thu Hà ngâm bài “Cha Đàng Ngoài Mẹ Ở Đằng Trong “của nhà thơ Xuân Diệu. Bác Xuân Diệu viết theo lối 8 chữ hình như vào năm 1960 sau cải cách ruộng đất? Khi bác Xuân Diệu cùng cha mình đã tập kết ra Bắc, nhớ lại tuổi ấu thơ khi còn ở miền Nam? Xuất xứ
nguyên nhân bài thơ không quan trọng, chỉ biết rằng có bài thơ đó rồi, lưu truyền trong dân gian. Tôi thấy trong clip các cụ gìa bô lão lắng nghe trang nghiêm, cánh thanh niên bần thần tư lự, nên tôi cảm động mà ứa nước mắt ra. Sẵn nguồn thi phú đang dồi dào tôi để trái tim mình, lòng mình tứa trào ra thơ theo dòng cảm xúc của tôi để tri ân Thu Hà. Cách làm thơ của tôi gọi là thơ cảm tác cảm dịch từ thơ 8 chữ sang song thất lục bát. Hoàn toàn không giống y trang như bài thơ của bác Xuân Diệu.  Vậy để làm một chút kỷ niệm trên chuyến tàu hành hương về cõi thiên đường, về cõi vĩnh hằng. Tôi dừng tạm ở một ga xép nhỏ trần gian  mà viết bài bình giảng này, mục đích giải nghĩa câu chữ của bài thơ của tôi cho rành mạch dễ hiểu mà thôi.

Chắc chắn sẽ có nhiều bạn thầm lặng bí mật lắng nghe, nếu chỉ ngâm riêng thơ Xuân Diệu thôi họ sẽ like, còn có cả thơ tôi chắc họ ngại lắm. Vậy hồn cụ Xuân Diệu có linh thiêng thì thông cảm cho nghen, vì Lu Hà mà cụ mất cả like.

Bài Ca Phụ Mẫu


Cảm hứng khi nghe Thu Hà ngâm thơ Xuân Diệu

Bài ca là bài hát, bài thơ được ngâm để ca ngợi bố mẹ, ba má mình gọi là phụ mẫu.



“Hà cát sĩ nghe thơ Xuân Diệu

Giọng Thu Hà yểu điệu làm sao

Xuân về én gọi hoa chào

Bâng khuâng bô lão ứa trào giọt châu“

Cát có nguồn gốc là cắt, tâm như đao cát, lòng như dao cắt.
Cát tường chỉ điềm lành, còn hung đa cát thiểu là xấu nhiều. Sĩ là kẻ sĩ, tráng sĩ, thi sĩ. Cát sĩ nghĩa là thi sĩ trải đời trầm luân bể khổ. Hà tức là Lu Hà tác giả đang bình giảng bài thơ cho các bạn dễ hiểu đây. Thu Hà ngâm bài thơ “Cha Đàng Ngoài Mẹ Đàng Trong“ nhân ngày giỗ cố thi sĩ Xuân Diệu. Ổng tên là Xuân lại ra đi trúng vào mùa xuân nên mới có cảnh én lượn hoa chào. Bô lão không phải cái bô cũ kỹ đâu nhé mà là những cụ gìa quê mùa chất phác. Các cụ nghe cô Thu Hà ngâm thơ ngẩn tò te, bần thần rớm lệ hoài cảm thương nhớ ông Xuân Diệu mà nước mắt trào ra qúy như những hạt châu tức đá qúy, ngọc bích qúy, ngọc chai dưới  đáy biển sâu.

“Cung hoàng hạc dãi dầu thế kỷ

Thanh giáng trầm tri bỉ tri âm

Ngân nga thỏ thẻ thì thầm

Mẹ Nam cha Bắc tình thâm giống nòi“

Cung Hoàng Hạc tức Hoàng Hạc Lâu nổi tiếng của Thôi Hiệu lu Hà tôi có hoạ thành:
 Lầu Hoàng Hạc


Hoàng hạc mây xa vọng cổ sầu

Nỗi buồn lưu đọng để ngàn sau

Lầu chim phơi bóng màu xanh thẳm

Gác cá soi hình ánh biếc sâu

Anh Vũ bãi hương mùi cỏ dại

Hán Dương bến mộng nhạt sương dầu

Giang hồ du khách thường qua lại

Chén đắng hoàng hôn bạc mái đầu



 2008  Lu Hà

Ngày xưa cái Lầu Hoàng Hạc đó là nơi các tao nhân mạc khách thi nhân vào uống rượu đọc thơ nghe đàn tỳ bà gảy trên sông Tầm Dương. Nay nghe Thu Hà ngâm thơ có khác chi linh hồn ông Xuân Diệu dãi dầu hàng thế kỷ. Biết đâu đấy Xuân Diệu có may mắn chả là thân mạng ông Thôi Hiệu đời sau?
Tôi nghe cả các thanh đàn bầu sáo nhị quyện theo giọng ngâm lúc thanh lúc giáng trầm bổng vi vu véo von lý thú lắm.


Tri kỷ, tri bỉ, tri âm nên hiểu là căp vợ chồng mới cưới chỉ là tri kỷ. Kỷ là giường, sống với nhau hoạn nạn, khó khăn chia sẻ lúc đó là tri kỷ, tri bỉ là trải qua khó khăn :"hết cơn bỉ cực tới thời thái lai" cho đến khi tuổi già, nắm tay nhau cuối đời thì mới có được chử tri âm nữa. Tri âm còn có nghĩa thụ hưởng âm tiết lời ca bản nhạc giọng ngâm. Tri kỷ hồng nhan là khách đa tình, khách làng thơ, nam nhi truợng phu quân tử  có bạn gái tâm sự giãi bày.


Mẹ Nam cha Bắc nghĩa là cảnh hai miền hòa hợp không nhất thiết bố ông Xuân Diệu người Bắc hay mẹ ông người Nam. Có nhiều người thì mẹ Bắc cha Nam. Sau năm 1954 hàng vạn cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc thì con cái họ có thể ngâm nga thơ ông Xuân Diệu và phải từ hiểu: “Mẹ Đằng Ngoài Cha Đằng Trong“ Thơ phải đa nghĩa mới hay.


“Từ Hà Nội lẻ loi phố xá

Anh đồ nho con cá lá rau

Một mâm dạm ngõ trầu cau

Lấy cô hàng xén bí bầu non tơ“

Cũng có thể sau năm 1954 nhiều người lại di cư vào Nam như Nguyên Sa chẳng hạn có bài “Tương Tư“ khi chàng thi sĩ ở Sài Gòn nhớ về Hà Nội. Lu Hà tôi cảm tác thành:

Mộng Sầu Đêm Trăng



Tôi đã đợi em từ vạn kiếp

Thỏ ngọc vờn như tiếp thêm mơ

Niềm vui hoà lẫn sương mờ

Chờ khi nguyệt lặn bên bờ sông ngân



Dáng lướt thướt đêm tàn chim gọi

Nghe tiếng gà buồn với ngàn xưa

Bóng hình mây gió lưa thưa

Tình tôi đắm đuối theo tà áo bay



Mộng huyền ảo đắm say da diết

Hồn ngất ngây bạch tuyết trần ai

Đào nguyên lạc lối thiên thai

Bẽ bàng hồ điệp đêm dài chưá chan



Trồi hoa nhú từng xuân lại đến

Những đêm đông lận đận tưởng qua

Đợi em ở bến giang đầu

Trăng soi vằng vặc bên cầu nỉ non



Màu áo trắng tuổi son nhung nhớ

Hoa phượng rơi từ thuở học trò

Rắc trên vai nhỏ hồn thơ

Em thay màu tím con đò thủy chung



Thuyền thăm ván trập trùng giông tố

Em lấy chồng ảo não lòng tôi

Ngàn thu vằng vặc xa xôi

Nưả vành trăng khuyết chơi vơi nỗi niềm



cảm xúc riêng khi đọc bài thơ cuả Nguyên Sa: Tương Tư

Thơ tôi hoàn toàn khác Nguyên Sa về thể loại và ý thơ.



19.7.2012 Lu Hà

Ông Xuân Diệu thì bố  lấy cô hàng mắm. Nhưng nhiều ông đồ trẻ khác lấy cô hàng xén, hàng gìo chả, bún bò thì sao? Thơ mà tha hồ mà tưởng tượng bay bổng. Các tình tiết này đều diễn ra có thật trong cuộc đời này cả.



“Xác pháo bay ngẩn ngơ chồng vợ

Ông nội tôi trọng tổ quý tôn

Mến người chữ nghĩa ôn tồn

Gả con gái rượu nuôi hồn nước non“

Nuôi hồn nước non là nuôi dưỡng cái tình Nam nghĩa Bắc. 4 câu này rất dễ hiểu tự đọc tự cảm thấy, tự thấm lấy.



“Đôi chim hót véo von trọ trẹ

Hòa vào nhau nhỏ nhẹ thiết tha

Sài Gòn lụa mảnh trăng ngà

Hoàng hôn cò lả Hằng Nga tủi sầu“

Tả cảnh vợ chồng tuy sinh ra hai miền khác biệt nhưng cùng chung tiếng nói chữ viết rất là đầm ấm hạnh phúc.



“Sông Bến Hải cây cầu chia cắt

Nhịp Hiền Lương chua chát biết bao

Mai vàng sao xuyến nụ đào

Hưng Yên mùi nhãn lồng trao Đoan Hùng“

Cảnh đất nước chia cắt theo hiệp định Geneve, chia ly cảnh mai vàng trong Nam, nhãn lồng bưởi bòng ngoài Bắc.
Thơ rất dễ hiểu miễn giải nghĩa dài dòng.



“Thương gốc bưởi cây tùng cành quất

Tượng xoài thơm ngây ngất tình ca

Tinh cha huyết mẹ sinh ra

Hoài lang dạ cổ sơn hà bay xa…!

Tác gỉa dùng các loại hoa qủa đặc trưng sẵn có thông dụng trong Nam ngoài Bắc liện kết hòa nhịp trong lời thơ để nói lên tâm trạng người con với các đấng sinh thành. Tinh cha huyết mẹ hoài lang dạ cổ chỉ sự kính hiếu nhớ nhung sầu miên.

Xin đa tạ Thu Hà đã ngâm bài thơ: “ Bài Ca Phụ Mẫu “của tôi. Còn thơ ông Xuân Diệu đã có các nhà bình thơ Việt Nam trứ danh bình phẩm gía trị. Họ sẽ biết cách dùng từ ngữ cực hay để làm đẹp lòng  linh hồn ông Xuân Diệu. Họ sẽ bình thơ hẳn hoi ca ngợi bài thơ của cụ hay chứ không thèm bình giàng giải nghĩa như Lu Hà này.


11.1.2017 Lu Hà




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét